ĐÁ MẶT TRĂNG

ĐÁ MẶT TRĂNG

I. Đá mặt trăng là gì?

Đá mặt trăng ( hay còn gọi là đá moonstone) là một biến thể thuộc nhóm feldspar orthoclase. Trong quá trình hình thành, orthoclase và albite tách thành các lớp xen kẽ. Khi ánh sáng chiếu qua các lớp này sẽ tạo ra hiện tượng khuếch tán ánh sáng nhìn như ánh trăng nên người ta gọi là đá mặt trăng.

II. Nguồn gốc

Đá mặt trăng là 1 loại đá quý thuộc nhóm feldspar có chứa silicat và nhôm kali. Moonstone có sự khác biệt đáng chú ý là dưới điều kiện ánh sáng nhất định thì đá mặt trăng sẽ có hiệu ứng ánh sáng từ trắng đến xanh nhạt rất lung linh huyền diệu, làm chúng ta liên tưởng đến ánh sáng của mặt trăng.

– Hiệu ứng quang học này xảy ra và trong thành phần của đá mặt trăng có chứa các tạp chất nhỏ của albite, natri, được trộn lẫn với các lớp đá chủ của orthoclase. Khi gặp ánh sáng, các lớp silic xen kẽ nhau có khuynh hướng khúc xạ và phân tán ánh sáng tạo ra hiệu ứng như ánh trăng. Hiệu ứng ánh trăng càng nhiều thì đá Moonstone càng có giá trị

III. Truyền thuyết

Do vẻ sáng mờ ảo lung linh của đá nên người La Mã và Hindu cổ đại nghĩ là đá mặt trăng thực sự đã được tạo ra từ ánh trăng.
Đá mặt trăng (đá moonstone) mang một vẻ đẹp huyền bí, xung quanh loại đá kỳ lạ này có nhiều truyền thuyết. Nhưng được biết đến nhiều nhất là hiện tượng chưa được lý giải, là có thể thấy trước được tương lai.Truyền thuyết kể rằng bạn có thể thấy được tương lai nếu bạn ngậm một viên đá mặt trăng trong miệng lúc trăng tròn.

Đá mặt trăng là một loại fenpat. Ánh sáng lung linh của nó được gọi là sự ngời sáng hoặc là hiệu ứng ánh trăng, được tạo ra bởi sự mọc xen của hai loại fenpat khác nhau, có các chiết suất khác nhau.

Ở châu Âu, đá mặt trăng là đá mừng sinh nhật trong tháng sáu. Còn ở Mỹ, nó có cùng danh hiệu chung với alexandrite và ngọc trai.

Theo quan niệm tôn giáo của Hindu, đá mặt trăng được tạo thành từ những tia sáng ánh trăng ngàn năm kết tụ lại. Nhiều nền văn hóa cổ đại khác cũng có những truyền thuyết tương tự. Người xưa tin rằng, ánh sáng của mặt trăng qua hàng nghìn năm xuyên thấu vào lòng đất, ngưng tụ lại và tạo thành những viên đá, những viên đá này toát ra ánh sáng xanh trông giống như ánh trăng xuyên qua những đám mây trong đêm.

Các nền văn hóa cổ đại cũng tin rằng những ai sở hữu một viên đá mặt trăng sẽ được thần linh che chở, ban phước lành. Trong các triều đại cổ ở Ấn Độ và Ai Cập, những cận thần làm nhiệm vụ cúng tế, coi chiêm tinh, thường ngậm trong miệng một miếng đá nhỏ trong những ngày rằm để dự đoán tương lai và xin thần linh ban phước lành cho nhà vua.

Hiệu ứng quang học ánh trăng adularescence trước đây được gọi là “adularia”. Tên gọi này bắt nguồn từ một thị trấn nhỏ là Mt. Adular (nay là St. Gotthard) ở Switserland, vùng đất đầu tiên mà con người tìm thấy đá mặt trăng.

Đá mặt trăng đã được dùng làm trang sức từ hàng trăm năm trước, đặc biệt vào thế kỷ 19 đá mặt trăng trở nên cực thịnh khi được dùng làm trang sức và điêu khắc cho giới quý tộc.

IV. Ý nghĩa

1.     Ý nghĩa phong thủy

– Đá mặt trăng là loại đá nổi tiếng với nhiều tác dụng tốt trong tâm linh. Viên đá này bảo vệ cho người nhát gan, yếu bóng vía khỏi nỗi sợ hãi.

– Ngoài ra, đá mặt trăng còn giúp khơi dậy sự đam mê, giúp ích cho các mối quan hệ làm ăn.

2. Ý nghĩa sức khỏe

– Theo y học Tây Tạng, đá hỗ trợ điều trị bệnh tâm thần và động kinh. Nhiều nhà thạch trị liệu hiện đại cũng đều khẳng định điều đó.

– Đá mặt trăng hỗ trợ ngăn ngừa sự thoái hóa, điều trị mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, loại bỏ độc tố trong cơ thể.

– Viên đá này còn giúp xua tan năng lượng tiêu cực từ tất cả các luân xa, cân bằng cảm xúc và cơ thể con người.

–  Nếu trang sức làm từ đá mặt trăng sẽ có tác động tới với thận niệu đạo và bàng quang, điều trị phù thũng.

– Theo quan điểm người Hindu, đá có thể cung cấp năng lượng mát dịu từ mặt trăng giúp bảo vệ trí não, khơi dậy ước mơ và tính cách tốt bên trong mỗi người. Đá còn có thể làm giảm cơn giận và chống căng thẳng thần kinh khi phải làm việc áp lực cao.

– Đá mặt trăng còn ảnh hưởng tới luân xa vùng tim, hệ tim mạch, hay tay và cột sống.

– Đá mặt trăng có tác dụng cân bằng cảm xúc, giúp trẻ em ngủ ngon, tránh gặp ác mộng.

3. Ý nghĩa trong tình yêu

  – Đá được coi là biểu tượng của mặt trăng nên có ý nghĩa giá trị trong tình yêu, giúp các cặp đôi luôn gặp may mắn và có được một tình yêu bền chặt, lãng mạn. Còn gia đình thì luôn hạnh phúc, vui vẻ và yên ấm.

– Nó có tác dụng kích hoạt và hàn gắn tình yêu, hâm nóng tình yêu của các cặp đôi hay giúp chủ nhân mở lòng với tình yêu mới.

V. Lưu ý khi sử dụng

– Trước khi sử dụng đá bạn hãy nhớ làm sạch bằng cách dùng bàn chải đánh rằng chà vào các phía đá có thể dính bụi bẩn nhé.

– Đá mặt trăng không bền hoặc cứng so với các loại đá quý tự nhiên khác như thạch anh, đá cẩm thạch hoặc sapphire do đó bạn nên giữ gìn cẩn thận đá moonstonetránh va chạm với vật cứng và tiếp xúc với hóa chất vì có thể dẫn đến trầy xước bề mặt và giảm độ bóng của vòng đá mặt trăng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.